Banner trang chủ

Cùng chung tay hành động để trở thành một chiến binh bảo vệ động vật hoang dã

09/03/2020

     Nhằm đáp ứng các nhu cầu giải trí, thực phẩm, thời trang…, hàng ngàn động vật hoang dã (ĐVHD) trên khắp thế giới đang bị khai thác hoặc bị giết do các chất độc và bẫy, điều này không chỉ gây ra nỗi thống khổ tột cùng cho động vật mà còn đẩy nhiều loài đến bờ tuyệt chủng.

     Theo một báo cáo của Liên hợp quốc, sự tuyệt chủng loài đang leo thang với tốc độ chưa từng thấy, trong đó mối đe do lớn nhất xuất phát từ sự khai thác trực tiếp của con người. Vì vậy, vào ngày Động, Thực vật hoang dã thế giới năm nay (3/3), tổ chức quốc tế Humane Society International (HSI) khuyến khích các bạn cùng chung tay hành động để trở thành một chiến binh bảo vệ ĐVHD.

     Để ngăn chặn việc đối xử tàn độc với động vật là từ chối tham gia những hành động đó, bằng cách nói không với việc cưỡi voi ở châu Á - nơi mà nhiều chú voi bị bắt và huấn luyện một cách tàn nhẫn; từ chối chụp ảnh tự sướng với ĐVHD khi mà cả cuộc đời của chúng bị khai thác cho mục đích du lịch… Với sự thay đổi của mỗi cá nhân sẽ tạo nên sự khác biệt cho ĐVHD.

     Hãy là những người du lịch thân thiện với động vật

      Tránh các hoạt động bóc lột động vật như cưỡi voi và lạc đà khi đi du lịch. Việc cưỡi voi, đi treks và tương tác với ĐVHD được quảng bá cho du khách ở Nam Phi và khắp châu Á, đặc biệt tại Ấn Độ và Thái Lan. Voi thường bị bắt khỏi “ngôi nhà” tự nhiên khi còn bé và bị “thuần phục” một cách tàn nhẫn để buộc phải chấp nhận cho người cưỡi. Tương tự như vậy, lạc đà bị “ép buộc” phải phục vụ những chuyến đi bất tận cho khách du lịch ở Ai Cập. Những động vật này thực hiện nhiệm vụ phục vụ khách du lịch thường xuyên liên tục mà không được nghỉ giải lao hoặc hóng mát hoặc thậm chí uống nước. Chúng nhận được rất ít hoặc không được chăm sóc thú y cho các vết thương, có thể bị xiềng xích trong nhiều giờ và phải “chịu đựng” các phương pháp huấn luyện tàn nhẫn như đánh bằng roi và gậy. Thay vì cưỡi động vật, thuê xe đạp là một lựa chọn thay thế thú vị, hoặc đi bộ thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên.

     Đừng nhầm lẫn việc khai thác cho mục đích giải trí

     Khai thác ĐVHD trong điều kiện nuôi nhốt không được chấp nhận là giải trí. Chẳng hạn, không thể tạo được môi trường sống tự nhiên cho cá voi và cá heo trong điều kiện nuôi nhốt và dịch vụ bơi cùng cá heo làm tăng nhu cầu đối với động vật nuôi nhốt, bao gồm cả việc đánh bắt cá hung dữ như săn bắn Taiji ở Nhật Bản. Thật không may, các thuỷ cung cá heo vẫn có thể được tìm thấy ở các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, UAE và nhiều nước châu Âu như Hy Lạp và Hà Lan.

 

Cần chấm dứt các hoạt động bóc lột động vật như cưỡi voi khi đi du lịch 

 

     Các vườn thú chất lượng kém cũng có thể là một cơn ác mộng đối với động vật, bao gồm việc nuôi nhốt các loài hoang dã trong điều kiện thiếu thốn không đáp ứng được nhu cầu tâm lý và thể chất phức tạp của chúng, và không đủ khả năng chăm sóc chúng đúng cách. Những điều này có thể được thấy trên khắp thế giới, và tại các quốc gia như Inđônêxia, Thái Lan và Trung Quốc, việc trình diễn cũng có thể liên quan đến việc buộc động vật thực hiện các hành động giống như biểu diễn xiếc mà chúng phải chịu quá trình huấn luyện lặp đi, lặp lại và căng thẳng. Động vật trong tự nhiên, nơi bạn không làm phiền chúng là bạn có thể quan sát hành vi tự nhiên của chúng tốt hơn rất nhiều.

     Không mua các sản phẩm có nguồn gốc từ ĐVHD nguy cấp quý hiếm bất hợp pháp!

     Phía sau những món quà lưu niệm làm từ các bộ phận ĐVHD như mai rùa, lông hoặc ngà voi nhằm đáp ứng nhu cầu đồ trang sức của bạn là một hoặc nhiều con vật đã phải chịu đựng sự đối xử không nhân đạo và bạn có thể đang “tiếp tay” cho việc săn trộm và buôn lậu ĐVHD. Thay vào đó, hãy hỗ trợ cộng đồng địa phương bằng cách mua một bức tranh, đồ chạm khắc hoặc đồ thủ công mỹ nghệ không có nguồn gốc từ ĐVHD của các nghệ nhân địa phương.

     Nói không với việc chụp ảnh “tự sướng” với ĐVHD!

     Không bao giờ trả tiền để có những bức ảnh chụp của bạn với các ĐVHD như vẹt, khỉ hoặc các loài hoang dã thuộc họ nhà mèo như hổ tại các đền, chùa ở Đông Nam Á. Những con vật này thường bị “đánh cắp” từ tự nhiên và bị gây mê bằng thuốc để dễ xử lý hơn. Chúng cũng có thể bị đánh đập và bị “vặt” răng hoặc móng vuốt. Ở Nam Phi, hàng ngàn con sư tử bị nuôi nhốt sinh sản và bị tách mẹ từ khi còn nhỏ để được sử dụng làm “đạo cụ hình ảnh” cho du khách. Khi những sư tử con lớn hơn một chút, chúng bị đem sử dụng cho dịch vụ du lịch trải nghiệm “đi bộ cùng sư tử” và cuối cùng bị bán cho các trang trại săn bắn sư tử nuôi nhốt để bị săn hoặc làm hàng hóa trong hoạt động buôn bán xương sư tử.

     Từ chối thịt “đặc sản” thú rừng

     Việc bắt và tiêu thụ ĐVHD như dơi, linh trưởng và chuột thúc đẩy việc buôn bán toàn cầu rộng lớn không chỉ gây ra nỗi thống khổ lớn cho hàng trăm ngàn động vật mỗi năm và “khuyến khích” việc khai thác các loài nguy cấp (tuyệt chủng) mà còn gây ra các rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Cuộc khủng hoảng do vi rút corona hiện nay có liên quan đến việc buôn bán ĐVHD để tiêu thụ của con người tại các khu chợ ẩm ướt ở Vũ Hán, Trung Quốc và việc buôn bán này đã tạo ra một số cuộc khủng hoảng toàn cầu về sức khoẻ trong quá khứ. Hơn 70 triệu con cá mập cũng bị giết hàng năm nhằm đáp ứng nhu cầu súp vi cá mập. Việc buôn bán liên quan đến việc cắt bỏ vây cá mập, thường trong khi con vật vẫn còn sống và sau đó bị thả lại biển để chết từ từ. Vì vậy, đừng bị cám dỗ ăn ĐVHD như một việc cần làm trong danh sách khi đi du lịch, vì nó chỉ đơn thuần duy trì hoạt động buôn bán bất hợp pháp và tàn bạo này.

      Đừng mặc hoặc dùng các sản phẩm làm từ lông thú

      Hàng triệu con cáo, chồn nâu, lửng chó và sói đồng cỏ chết hàng năm do nhu cầu thời trang của con người. Bị nhốt trong những chiếc lồng nhỏ bằng lưới thép trong các trang trại của nhà máy hoặc bị bẫy một cách đau đớn, bộ lông của chúng bị biến thành những thứ trang trí phù phiếm trên áo khoác, mũ và phụ kiện. Những điều kiện khủng khiếp này có thể gây ra các rối loạn tâm lý, khiến động vật tự cắt xén các bộ phận của mình. Những phương pháp giết kể trên thực sự là tàn bạo: chồn nâu bị đốt khói đến ngạt và cáo và lửng chó bị điện giật hoặc, ở một số quốc gia như Trung Quốc, bị đánh đến chết. Ngoài ra, lông thú gây ô nhiễm vô cùng, vì  trong quá trình xử lý sơ chế và thuộc da nhằm ngăn sự phân hủy tự nhiên của da thì việc sử dụng các hoá chất độc hại như phóc man đê hít, xyanua, chì và crom dẫn đến những hậu quả khi thải ra môi trường xung quanh cũng như phá huỷ nơi ở và giết hại ĐVHD. Tương lai của thời trang khơi gợi lòng trắc ẩn, vì vậy hãy chọn những chất liệu thay thế đảm bảo sự nhân đạo để thay thế và “để lại” lông thú ở nơi hoang dã mà nó thuộc về!

 

Nguyễn Hằng

         

 

Ý kiến của bạn